Chuyển hàng bằng trực thăng điều khiển từ xa
Mới đây, công ty chuyên giao hàng Deutsche Post DHL của Đức chính thức được cấp phép chuyển hàng bằng trực thăng không người lái sau 9 tháng nghiên cứu dự án hệ thống chuyển hàng trực thăng “parcelcopter”.
Hãng này sẽ sử dụng trực thăng điều khiển từ xa nặng 5kg, có thể mang trọng tải 1,2 kg để chuyển các bưu kiện nhỏ tới đảo Juist - một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Đức - nơi sinh sống của 2 nghìn người. Dự kiến, hàng hóa được vận chuyển tới người dân đảo Juist bao gồm thuốc men và một số nhu yếu phẩm khác trong trường hợp cần thiết.
Tuy trực thăng không người lái parcelcopter hoàn toàn tự động nhưng vẫn cần được “giám sát liên tục” từ một trạm trên mặt đất vì lý do an toàn, đồng thời để đảm bảo tuân thủ quy định hàng không quốc gia. Loại trực thăng chuyển hàng này chỉ được phép bay ở độ cao dưới 50m để tránh vi phạm vào hành lang giao thông hàng không. Giám đốc điều hành Deutsche Post DHL - ông Jürgen Gerdes cho biết: “Parcelcopter 2.0 của chúng tôi là một trong những hệ thống bay an toàn và đáng tin cậy nhất, đáp ứng những yêu cầu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chuyển hàng”.
Trước đó, Hãng Amazon và Google cũng rất quan tâm tới sáng kiến này. Hãng Amazon dự định sẽ sử dụng máy bay không người lái để chuyển hàng cho hành khách từ tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên ý tưởng này đã bị nhạo báng trong chương trình truyền hình “60 Minutes”. Mùa hè năm nay, Hãng Google cũng giới thiệu dịch vụ chuyển hàng bằng máy bay cánh cố định (fixed-wing aircraft) không người lái để giao một số mặt hàng như socola, thức ăn cho chó, vaccine gia súc tới nông dân các vùng hẻo lánh của Australia. Cả hai hãng Amazon và Google đang tiếp tục thử nghiệm và chờ được cấp phép loại trực thăng giao hàng tự hành này.
Xuân Minh
Chuyển hàng bằng trực thăng điều khiển từ xa |
Tuy trực thăng không người lái parcelcopter hoàn toàn tự động nhưng vẫn cần được “giám sát liên tục” từ một trạm trên mặt đất vì lý do an toàn, đồng thời để đảm bảo tuân thủ quy định hàng không quốc gia. Loại trực thăng chuyển hàng này chỉ được phép bay ở độ cao dưới 50m để tránh vi phạm vào hành lang giao thông hàng không. Giám đốc điều hành Deutsche Post DHL - ông Jürgen Gerdes cho biết: “Parcelcopter 2.0 của chúng tôi là một trong những hệ thống bay an toàn và đáng tin cậy nhất, đáp ứng những yêu cầu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chuyển hàng”.
Trước đó, Hãng Amazon và Google cũng rất quan tâm tới sáng kiến này. Hãng Amazon dự định sẽ sử dụng máy bay không người lái để chuyển hàng cho hành khách từ tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên ý tưởng này đã bị nhạo báng trong chương trình truyền hình “60 Minutes”. Mùa hè năm nay, Hãng Google cũng giới thiệu dịch vụ chuyển hàng bằng máy bay cánh cố định (fixed-wing aircraft) không người lái để giao một số mặt hàng như socola, thức ăn cho chó, vaccine gia súc tới nông dân các vùng hẻo lánh của Australia. Cả hai hãng Amazon và Google đang tiếp tục thử nghiệm và chờ được cấp phép loại trực thăng giao hàng tự hành này.
Xuân Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét