Mô hình máy bay điều khiển bằng smartphone

Một nhóm sinh viên người Áo vừa thiết kế thành công mô hình máy bay có khả năng tự động bay dựa vào smartphone. Họ hy vọng một ngày nào đó tác phẩm của mình sẽ có ích trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn mà không cần đến sự hiện diện của con người.
Tại trường đại học Công nghệ Vienna (Áo), cô Annette và đồng sự của mình đang tiến hành thử nghiệm mẫu máy bay không người lái có 4 cánh quạt. Không giống với những chiếc máy bay tự chế tạo khác, tác phẩm của họ dựa vào các điểm ảo để xác định phương hướng, và không cần điều khiển từ xa hay bất kì chiếc máy tính ngoại vi nào. Tất cả chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh.

Mô hình máy bay điều khiển bằng smartphone
Cô Annette Mossel, trợ lý nghiên cứu sinh, Đại học công nghệ Vienna cho biết: “Chúng tôi phát triển hoàn toàn từ đầu phần mềm cho việc bay tự động và lập trình khả năng phát hiện các dấu hiệu hay mô hình trên mặt đất cho máy bay. Việc thăm dò, điều chỉnh hướng, lập bản đồ đều được thực hiện trên điện thoại thông minh”.

Các dấu hiệu để máy bay nhận biết là những mã vạch hình vuông in trên một tấm nhựa. Khi máy bay bay bên trên những dấu hiệu, camera của điện thoại sẽ dịch và ghi lại thông tin mà chúng cung cấp. Ngoài ra, máy bay còn có thể lập bản đồ chi tiết môi trường xung quanh trong khi đang bay tự động, mà theo các nhà nghiên cứu, là rất hữu ích.

Anh Hannes Kaufmann, nghiên cứu trưởng, Đại học công nghệ Vienna nói: “Một trong những ứng dụng thực tiễn nhất là trong trường hợp chữa cháy. Chúng tôi có thể gửi một hoặc nhiều chiếc máy bay tới nơi xảy ra vụ việc, chúng sẽ bay xung quanh và quét toàn bộ tòa nhà. Từ đó, chúng có thể lập ra một bản đồ 3D về cấu trúc của tòa nhà để chúng ta biết từ bên ngoài".

Trong tương lai không xa, các nhà nghiên cứu hy vọng mẫu máy bay của họ sẽ được sử dụng trong các hoạt động cứu hộ cứu nạn, giúp giảm bớt sự hiện diện của con người.

Máy bay điều khiển Alloy - 3.5 kênh loại 38cm

Thông số kỹ thuật

Kích thước sản phẩm: 380x90x180mm
Thời gian sạc: 110 phút
Thời gian bay: 6 - 8 phút (Tùy vào độ cao và tốc độ bay mà thời gian bay có thể ngắn hơn)
Bán kính bay: max 30m
Pin bộ điều khiển: 6 pin AA 1.5V
Sạc nguồn: 220V
Pin trực thăng: pin Li-Poly 3.7V 1300mAh
Kết cấu thân máy chắc chắn, bọc khung nhôm với động cơ mạnh mẽ.

Máy bay điều khiển giờ đây không chỉ là một món đồ chơi tiêu khiển, giải trí đơn thuần nữa mà nó đã trở thành một món đồ chơi thể hiện sự đẳng cấp trong cộng đồng giới trẻ.


Với kích thước lớn, mạnh mẽ cộng thêm vẻ ngoài rất "gấu", Alloy sẽ làm bạn thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Dáng vẻ bên ngoài cực cá tính và mạnh mẽ trong bộ khung nhôm chắc chắn, nhẹ nhưng rất bền. Thiết kế thật ngầu với dàn đèn Led nổi bật giúp bạn có thể bay được dễ dàng ngay cả trong bóng tối.


Alloy được làm từ chất liệu hợp kim nhôm với vỏ bằng nhựa dẻo siêu bền, có khả năng chịu va đập cao. Bạn có thể thoái mái tập luyện mà không sợ nhanh hư hỏng hay gãy cánh giữa chừng đâu nhé!


Trục 4 cánh lớn chế tác theo phương pháp khí động học khiến trực thăng dễ dàng cất cánh ở mọi bề mặt và bay đến bất kì đâu, nhắm chính xác mục tiêu trong tầm bán kính đến 30m. Bổ sung cánh phụ ở phần đuôi giúp giữ thăng bằng tuyệt đối. Với món đồ chơi công nghệ hiện đại này, thi bay nhanh, nhắm mục tiêu, uốn lượn trực thăng, tránh chướng ngại vật, cất cánh và hạ cánh an toàn sẽ là những trò chơi cực kì hấp dẫn khi chơi chung với bạn bè.


Có một con quay hồi chuyển trên bo mạch, công nghệ cải tiến Gyroscopes giúp giữ thăng bằng và khiến máy bay bay thẳng và chuẩn. Ngay cả khi bạn không phải là một phi công RC kỳ cựu thì khả năng chỉnh hướng nhanh chóng sẽ giúp bạn điều khiển thật khéo léo máy bay lên, xuống, quẹo trái, phải, lượn vòng, tăng tốc, giật lùi, xoay tròn 360độ v.v… Đặc biệt với 3.5 kênh điều khiển thì bạn còn có thể “lạng lách” vô cùng điệu nghệ khiến cho mọi người phải trầm trồ thán phục khả năng bay lượn cực kì “pro” của bạn nữa đấy!!

Kết hợp với dàn đèn led mini trải đều ở thân, cả chiếc helicopter sẽ sáng rực, lung linh trong màn đêm.

Adapter sạc bằng nguồn điện trực tiếp rất tiện dụng. Bộ điều khiển từ xa chỉ cần 6 pin AA, rất dễ dàng khi sử dụng.

Tất cả đã được chế tác hoàn chỉnh, kiểm định chất lượng, vận hành thử nên sẵn sàng để bay, bạn không cần bất kì thao tác lắp ráp nào.

Máy bay điều khiển từ xa Avatar YD-711

Máy bay điều khiển từ xa Avatar YD-711 chính hãng

Đây là một trong những mẫu máy bay Avatar hot nhất trên thị trường, được chế tạo cực kì tinh xảo gần như nguyên mẫu trong bộ phim Avatar nổi tiếng .Với 3 cánh quạt chính và 5 động cơ siêu khỏe, mỗi khi cất cánh, Avatar sẽ rít lên những tiếng kinh hãi, xé tan bầu trời. Hệ thống 2 GYRO được tích hợp khiến YD 711 giữ thăng bằng cực tốt, chế độ 4 kênh giúp dễ dàng bay theo mọi hướng.

Ngoài ra các bạn cũng có thể bắt gặp rất nhiều Clip bay của YD-711 trên youtube & các web nước ngoài đủ thấy sự nổi tiếng của nó.

Máy bay điều khiển từ xa Avatar YD-711

Giá:1,390,000 VNĐ

Thông số máy bay:
Color: Dark Green
Blade Đường kính: 200mm
Tail Blade Đường kính: 32mm
Chiều dài thân máy bay: 250mm
Thân máy bay rộng: 295mm
Thân máy bay Chiều cao: 130mm
Tần số: 4 kênh 2.4Ghz. Radio Control
Sạc: 100 ~ 240V, 50/60Hz, 8.4V 500mA, Loại C Cắm
Pin cho máy bay trực thăng: 7.4V 450mAh Pin Li-polymer
Pin phát: 3 x AAA pin (Không bao gồm)
Bay Thời gian: khoảng. 8 phút
Thời gian sạc: khoảng. 60 phút
Điều khiển từ xa: khoảng. 25 mét
Chất liệu: Nhựa dẻo


Phụ kiện bao gồm:
1 x ATTOP YD-711 Licenced AT-99 AVATAR RC Helicopter
1 x 2.4Ghz 4 kênh điều khiển từ xa
1 x sạc điện
1 x trục vít điều khiển
2 x Blade Connect Buckles
1 x Tail Blade
1 x Manual
100% B

Bộ module biến chiếc máy bay giấy thành đồ chơi điều khiển từ xa

Máy bay giấy tự gấp bằng tay luôn là một món đồ chơi đơn giản gắn liền với tuổi thơ mỗi chúng ta, chỉ cần một tờ giấy, gấp vài ba đường đơn giản là ta đã có thể "phóng máy bay". Tuy nhiên trải qua một thời gian, Shai Goitein - kỹ sư đến từ New York, Mỹ - đã nhận thấy rằng chiếc máy bay giấy đó cần phải được nâng cấp lên, nếu như nó không muốn bị quên lãng mãi mãi bởi các món đồ chơi hiện đại ngày nay. Từ ý nghĩ đó, Goitein đã nảy ra ý tưởng về PowerUp 3.0 - bộ module gắn lên máy bay giấy để biến nó trở thành đồ chơi được điều khiển từ xa thông qua smartphone.

Hiện PowerUp 3.0 vẫn còn đang là một dự án gây quỹ trên trang KickStarter với mục tiêu là 50.000$. Không rõ là vì ý tưởng này quá hay và độc đáo hay sao mà chỉ trong một thời gian rất ngắn được đăng lên KickStarter, PowerUp 3.0 đã được ủng hộ bởi hơn 4.500 người, với số tiền đã vượt quá mốc chỉ tiêu, đạt hơn 250.000$.

Bạn nào muốn mua với giá tốt thì đừng chần chừ ủng hộ PowerUp 3.0 ngay bây giờ, với giá 30$, phí ship ngoài nước Mỹ là 15$. Tổng cộng là 45$. Còn nhiều gói mua hàng khác nữa, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Thời gian giao hàng dự kiến là vào tháng 1 năm sau (nếu kịp thì có một cái máy bay điều khiển nó vòng vòng mấy ngày Tết cũng vui lắm )

PowerUp 3.0 - Từ một máy bay giấy bình thường trở thành máy bay điều khiển từ xa

PowerUp 3.0 sẽ bao gồm hai thành phần chính: một là ứng dụng PowerUp dành cho smartphone Android 4.3 và iOS, hai đó chính là bộ module bao gồm một bộ điện + bộ cánh quạt phía sau.

Đầu tiên là bộ điện + bộ cánh quạt (Smart Module): cả hai đơn giản chỉ là một bởi chúng được nối với nhau bằng một sợi carbon. Bộ điện có nhiệm vụ là phát ra năng lượng cho bộ cánh quạt + bộ điều hướng hoạt động trơn tru, như vậy có thể thấy sợi carbon đóng vai trò là "dây điện" dẫn năng lượng từ bộ điện đến các bộ phận còn lại.

Cách lắp đặt như hình vẽ và video

1. Các bạn cần phải tự gấp cho mình một cái máy bay giấy, ai quên rồi thì nhìn hình trên nhé
2. Tiếp theo gắn bộ thiết bị Smart Module vào máy bay, lưu ý phải đặt bộ điện vào phần đầu máy bay, bộ cánh quạt vào phần đuôi. Để canh cho đúng thì các bạn lắp đặt sao cho sợi carbon nằm vừa khít với cái khe ở giữa hai cánh máy bay giấy.
3. Kết nối bộ thiết bị trên máy bay với ứng dụng PowerUp trên smartphone qua Bluetooth 4.0.
4. Phóng máy bay và tận hưởng thôi. Các bạn sẽ phải nghiêng smartphone qua lại nếu như muốn điều khiển hướng bay, hạ thấp hoặc nâng cao smartphone nếu muốn máy bay bay thấp hoặc cao.

Cơ cấu về bộ Smart Module gắn trên máy bay giấy


Toàn bộ phần Smart Module
Cận cảnh bộ điện gắn ở đầu máy bay: có nhiệm vụ truyền năng lượng đến những bộ phận còn lại của Smart Module​

Ứng dụng PowerUp cho smartphone

Tiếp theo chính là ứng dụng PowerUp cho smartphone. Hiện PowerUp chỉ dành cho các thiết bị chạy Android 4.3 trở lên, iPad Mini, iPhone 4s trở lên. Dưới đây là giao diện của app PowerUp trên iOS.

Nghiêng smartphone sẽ làm thay đổi hướng bay​
Một số thông tin khác về bộ PowerUp 3.0
  • Smart Module gắn trên máy bay có độ bền rất cao, do đó bạn không lo khi máy bay bị rơi đột ngột hay va chạm mạnh;
  • Smart Module sạc qua micro USB, chưa rõ về dung lượng pin.
  • Bộ Smart Module có trọng lượt rất nhẹ và kích thước vô cùng nhỏ, do đó việc nó ảnh hưởng đến toàn bộ phần thân máy bay là không đáng kể.
  • Bản cập nhật sẽ được tải về thông qua OTA

Sạc Smart Module qua micro USB


Theo KickStarter​

Hướng dẫn làm máy bay điều khiển từ xa đơn giản

Hướng dẫn chế tạo một máy bay điều khiển từ xa đơn giản cho các bạn mới.

Chuẩn bị  vật liệu
  1. 1 mô tơ mini từ ổ CD
  2. 1 cốt 3mm dài khoảng 7cm – 6 nam châm nhỏ và mạnh (mình dùng kìm cắt nam châm trong ổ cứng). Dùng 6 nam châm chứ không phải 12 cái.
  3. Dây đồng có bọc emay loại 0,2mm (mình dùng 2 sợi 0,2mm chập lại để quấn) chỉ cần khoảng 10m là dư sức quấn 1 môtơ. Mỗi cực từ quấn 20 vòng. Cách quấn thì như quấn động cơ 3 pha bình thường.

Thực hiện







Cái này do mấy anh nhật bổn làm thì pro rồi

Những chiếc máy bay xốp của Việt Nam sản xuất được bán trong công viên Thống Nhất với giá từ khoảng 25.000 đồng một chiếc, tùy kích cỡ. Chúng có lõi kết bằng chun, được nối với cánh quạt. Người dùng có thể dự trữ năng lượng dạng thế năng khi quay cánh quạt khoảng 100 vòng, khi thả ra, máy bay có thể bay nhờ năng lượng phát sinh từ cánh quạt.


Tuy nhiên, nếu khéo léo lắp thêm động cơ điện, bộ điều tốc, pin và bộ chế động, chiếc máy bay thủ công có thể biến thành món đồ chơi công nghệ cao.


Động cơ điện có nhiều loại, được dùng ở đây là động cơ chổi than kiểu cũ.


Nhận tín hiệu từ bộ điều khiển, bộ điều tốc có tác dụng tăng hoặc giảm điện áp, điều tiết số vòng quay của động cơ điện, quyết định tốc độ bay.


Bộ chế động (servo) là cơ cấu truyền động giúp định hướng máy bay trong khi bay, thông qua các cánh máy bay. Bộ phần này cũng hoạt động theo tín hiệu điều khiển từ xa.


Pin được sử dụng là loại pin li-po (lithium-polymer) có trọng lượng nhẹ, xạc nhanh và khả năng tích trữ năng lượng cao.


Chun sẽ được tháo ra và thay thế bằng những thiết bị điện, sắp xếp khéo léo trong thân máy
bay.

Động cơ nối với cánh quạt sẵn có, lắp ở phần đầu máy bay.


Bộ chế động được nối với 2 cánh tay đòn, một truyền chuyển động cho cánh lưng để định hướng trái – phải, một truyền chuyển động cho cánh đuôi để điều chỉnh việc bay lên hoặc hạ xuống.


Sau chưa đầy một tiếng đồng hồ lắp ráp, với trọng lượng 180 gram, chiếc máy bay xốp “cải tiến” này đã sẵn sàng cất cánh.


Máy bay có thể đạt tốc độ 30km/h, hoạt động trong bán kính 2.000m và bay được liên tục trong 10 phút trước khi phải thay pin mới.

Máy bay điều khiển từ xa có thể cứu sống bạn

Máy bay điều khiển từ xa (drone) thay thế các nhân viên cứu hộ để mang phao đến cho nạn nhân. Với những ưu điểm là nhanh chóng và an toàn, chúng ta có thể tin vào một tương lai không xa với những máy bay điều khiển từ xa bảo vệ con người

Máy bay điều khiển từ xa có thể cứu sống bạn
Các máy bay điều khiển từ xa có thể làm việc không thật sự ổn định, nhưng nó có thể bảo vệ mạng sống của chúng ta. Một nhóm các nhà nghiên cứu Iran đã chế tạo một loại máy bay điều khiển từ xa (drone) để cứu người trên biển.

Nó có tên là Pars. Được thiết kế với nhiều mô tơ (motor) có thể mang phao đến cho người đang bị chìm. Trong lần kiểm tra gần đây thì Pars có thể mang phao đến cho nạn nhân ở cách xa 75m trong vòng 22s, trong khi đó cần 50s cho một nhân viên cứu hộ.

Điều đặc biệt là Pars có thể làm việc tốt vào ban đêm, điều này là khá nguy hiểm với con người.
Với những ưu điểm đó, một tương lai không xa các máy bay điều khiển từ xa sẽ thay thế các nhân viên cứu hộ tại các khu vực nguy hiểm trên biển.

Parrot miniDrone, vừa là xe, vừa là máy bay điều khiển từ xa

Chúng ta thường biết đến Parrot với mẫu máy bay đắt tiền AR Drone 2.0 đã được Tinh Tế trên tay trước đây, nhưng lần này tại CES 2014 Parrot lại đem đến trình diễn một sản phẩm khác chỉ dành cho mục đích giải trí mang tên Mini Drone. Bình thường là một chiếc máy bay điều khiển từ xa, chỉ cần gắn thêm khớp bánh xe là ta có thể sử dụng các cánh quạt để “lái xe”.


Thông tin cơ bản:

Thời lượng bay liên tục (dựa vào pin): 6 phút
Tầm bay: tối đa 50 mét (tầm phủ sóng của Bluetooth 4.0)
Tầm bay an toàn khuyến cáo: 20 mét

Mini Drone có một mô-đun trung tâm và 4 cánh quạt toả ra 4 hướng. 4 cánh quạt này đóng vai trò điều khiển chuyển động cho Mini Drone cả trên không và dưới đất.

Khác hoàn toàn với AR Drone với thiết kế hầm hố, Mini Drone chỉ to gấp đôi tay người và được làm phần lớn bằng nhựa, cầm nhẹ tênh. Đúng chỉ như mục đích làm đồ chơi, bạn có thể thấy sản phẩm này được thiết kế với chất liệu khá bình thường.


Bạn có thể điều khiển Mini Drone bằng Bluetooth, bay cao tới 20 mét trên không. Hiện hãng chưa thông báo tầm điều khiển an toàn với sóng Bluetooth 4.0. Phần mềm điều khiển Mini Drone ngoài những tính năng như remote điều khiển bình thường còn có menu để trực hiện các pha biểu diễn ví dụ như lật 360 độ, bay lên cao rồi ngưng đột ngột xuống thấp, v.v... Các bạn có thể xem các biểu diễn này trong video phía dưới. Một “phi đội” Mini Drone cũng có thể được lập trình trước để biểu diễn.


Hiện tại chúng ta chưa có giá hay ngày bán ra. Hi vọng sản phẩm sẽ có giá tốt trong thời gian sắp tới. Để tham khảo, AR Drone 2.0 cao cấp hơn nhiều có giá 300$, hi vọng Mini Drone giá sẽ ở tầm 49.99$ đổ xuống... Chúng ta hãy chờ xem.

Chơi máy bay điều khiển từ xa cần những gì?

Máy bay Trước hết, chơi máy bay điều khiển từ xa thì đương nhiên cần máy bay, với những người mới chơi, cách tốt nhất là mua một chiếc máy bay đã được thiết kế sẵn để học các kỹ năng bay và nên lựa chọn loại máy bay cánh trên ( tức là canh máy bay nằm phía trên của thân ) và có góc nghiêng của cánh lớn vì loại máy bay này dễ cất cánh , hạ cánh và dễ điều khiển, ổn định, tuy nhiên loại này không nhào lộn được, các bạn có thể thấy dình dạng đơn giản của một máy bay học lái cánh trên:

Chơi máy bay điều khiển từ xa


Điều khiển từ xa
Tiếp theo và quan trọng không kém là bộ điều khiển từ xa (RC - Remote Control ), thường để sử dụng cho máy bay, điều khiển cần có 4 kênh bao gồm :
  • Một kênh cho động cơ ( tăng giảm công súât, vòng quay của động cơ, kiểu như tay ga xe máy )
  • Một kênh cho cánh nhỏ 
  • Một kênh cho bánh lái hướng
  • Một kênh cho bánh lái tầm
Tuy nhiên nếu điều kiện hạn chế có thể sử dụng loại ĐK hai kênh cho động cơ và bánh lái hướng, hoặc bánh lái hướng và bánh lái tầm để có thể điều khiển lộn nhào, thắt vòng ngược, tuy nhiên trong trường hợp náy máy bay sẽ không điều khiển được động cơ, dó đó máy bay sẽ bay cho đến khi hết nhiên liệu thì điều khiển hạ xuống.

Các loại điều khiển nhiều kênh hơn như 6 kênh, 8 kênh hoặc hơn nữa là để phục vụ cho các phần chi tiết phụ, màu mè như dội bom, nâng hạ càng, phóng rocket hoặc bung dù giảm tốc lúc hạ cánh đõi với các loại MBMH loại lớn, chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về ĐKTX ở phần sau.

Động cơ
Ngoại trừ loại tàu lượn ( glider ), còn các MBMH đều sử dụng đến động cơ, hầu hết là loại động cơ đốt trong 2 thì dùng cồn ( Methanol - là hỗn hợp 70% methanol, 20% dầu thầu dầu và 5% Nitromethane, tuy nhiên điều kiện VN thì chúng ta có thể bỏ 5% Nitromethane và thay vào đó là dầu thầu dầu ) hoặc một số MBMH loại lớn có thể dùng động cơ 4 thì chạy xăng. Động cơ chạy điện và gas cũng được sử dụng tuy nhiên không nhiều. Chi tiết sẽ được đề cập đến trong phần nói về động cơ.
Các thiết bị linh tinh

Để tự làm ra MBMH các bạn phải có một số đồ như cưa, bào, khoan đục...để làm thân hoặc thậm chí cả cánh máy bay, trong trường hợp người mới chơi nên sử dụng loại cánh làm bằng xốp, sau đó gia cố bằng gỗ hoặc nhôm-đuyra vì lí do dễ làm, dễ sửa chữa, trường hợp đó, bạn cần có một chiếc cung cắt xốp bằng dây maiso bếp điện cũ và thiết kế một máy cắt xốp bán tự động ( Nếu tập hợp được một nhóm có thể thiết kế hẳn một máy CNC cắt xốp điều khiển bằng máy tính, lấy động cơ và linh kiện từ các ổ đĩa mềm 1,2 Mb cũ - cái đó vứt đầy khắp nơi - cổng giao tiếp có thể dùng cổng COM, LPT hoặc dùng cổng đĩa mềm cho đơn giản), keo dán gỗ nên dùng loại keo Epoxi 2 lọ của Liên Xô ( Mua độ 30.000 dán cả năm không hết ) chuyên để dán gỗ, dao kéo, băng dính trong và màu ....
Để bay, cần có một bộ xạc pin cho ĐKTX và bộ nhận trên máy bay, một động cơ điện 12 - 20V khoẻ để khởi động động cơ máy bay, nguồn 1,2 - 1,5 V để đánh lửa cho bugi loại dùng phethanol, các đầu kẹp cá sấu, dây điện mềm....

Ông già 71 tuổi nghiện chơi máy bay tự chế

Chiếc máy bay bằng xốp, dán đầy băng dính có thể lượn lờ tới 10 phút trên không là một trong hàng chục chiếc mà ông Trần Ngọc Trân - kỹ sư chế tạo máy đã tự tay thiết kế để chơi.

Ông già 71 tuổi nghiện chơi máy bay tự chế
Căn phòng nhỏ của người đàn ông 71 tuổi ở Hà Nội chứa đầy máy bay to, nhỏ các loại, từ mô hình quân sự đến những chiếc có động cơ. Ông cho biết, từng là một kỹ sư chế tạo máy, nay đã nghỉ hưu. "Tính ra tôi đã có hơn 50 năm chơi máy bay điều khiển, đó là một niềm đam mê không giới hạn", ông Trân nói.


Những năm trước giải phóng (1959-1960) ông Trân đã bắt đầu thú chơi đặc biệt này. Năm 1964 ông tham gia sinh hoạt trong Câu lạc bộ mô hình hàng không Hà Nội. Ông kể thời điểm đó hầu hết mọi người chỉ được chơi máy bay làm bằng giang, tre hoặc gỗ chứ chưa hề có động cơ như hiện nay.


Những năm máy bay bắn phá tại miền Bắc, Câu lạc bộ giải tán, ông cũng theo gia đình sơ tán. Đến khoảng năm 1994 ông mới bắt đầu quay lại với niềm đam mê của mình. "Thời điểm năm 1996 - 1997 giá thành máy bay điều khiển cực đắt và chủ yếu là động cơ máy nổ", ông Trân nói.


Mỗi sáng thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, ông già 71 tuổi chuẩn dậy sớm từ 5 giờ sáng chằng bó "đồ chơi" của mình lên xe máy để đến "phi trường" (cách nhà 5km) với các anh em trong Câu lạc bộ. "Ngày nào bận việc mà không đi chơi được tôi cứ cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy trong người làm sao ấy", ông Trân cười nói.


Thời tiết xấu khó bay nhưng nhiều khi Hà Nội có mưa nhỏ ông vẫn lên xe ra bãi với hy vọng chờ một lát trời sẽ đẹp lên.


Cánh đồng vắng vẻ phía sau công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm) trở thành sân chơi quen thuộc mỗi tuần cho các thành viên câu lạc bộ Xuân Đỉnh Hobby. Câu lạc bộ có khoảng hơn 10 thành viên, người trẻ nhất chưa đến 20 tuổi, người lớn nhất đã gần 80 tuổi.


Máy bay mô hình được chia làm hai loại là cánh bằng và trực thăng (helicopter). Nguyên lý cơ bản của máy bay cánh bằng là được kết cấu khí động học, dùng lực thổi của gió vào cánh để nâng máy bay lên.



Hầu hết được làm bằng xốp xây dựng, mỏng nhẹ và bền. Các mảnh được cắt tỉ mỉ, sơn màu rồi ghép với nhau thành chiếc máy bay.


Động cơ được đặt kín bên trong thân máy bay, nó bao gồm máy nổ, sử dụng nhiên liệu cồn hoặc xăng. Tuy nhiên, hiện nay người chơi ở CLB này chủ yếu dùng động cơ điện với các loại pin gắn kèm, có thể bay được từ 5 đến 10 phút trên không.


Phi cơ mô hình của ông Trân được gọi vui là "Made in Việt Nam xịn" khi sử dụng toàn băng dính và sợi thun trong quá trình cánh ráp với thân.


Những thiết bị không thể thiếu mỗi khi ra "sân bay" gồm hộp đồ nghề tuốc nơ vít, cánh quạt dự phòng, tay điều khiển, pin dự trữ, băng dính, keo gắn...


Cựu kỹ sư chế tạo máy tâm sự, với những người chơi lành nghề, họ có thể cất cánh máy bay mô hình ngay từ trên tay mình mà không cần phải xuất phát chạy đà từ đường băng.


Điều khiển từ xa cũng có rất nhiều loại khác nhau được lắp đặt nhiều kênh chỉnh, có thể giúp người chơi dễ dàng vận hành theo ý mình một cách thuần thục.


Ông tiết lộ, với những người mới chơi, các bài tập cơ bản bay thẳng, vòng tròn, vòng số 8... sẽ cần thiết để tạo ra thói quen tưởng tượng như mình là phi công ngồi trên máy bay để không bị nghịch lái khi máy bay chuyển hướng.


Khi đã bay thành thạo các bài cơ bản, người chơi có thể phát triển các kỹ năng như nhào lộn ngược, là là mặt đất, dựng đứng song song bờ tường hay bay kiểu lá vàng rơi.


Khó nhất trong môn chơi này là thao tác điều khiển 3D (cho máy bay treo đứng im tại chỗ trên không). Các thành viên cùng Câu lạc bộ ông Trân cũng được cho là rất giỏi trong kỹ thuật này, họ có thể làm được kỹ thuật này cho tới khi phi cơ mô hình hết pin.


Với trực thăng mô hình, chủ yếu dùng sức nâng bằng động cơ quạt gió. Nhiều bạn trẻ có trí tưởng tượng và sáng tạo còn chế ra những mô hình bay như phi thuyền trong phim chỉ bằng 3 động cơ điện cùng gỗ ép và xốp. Một người chơi tiết lộ, có những chiếc thậm chí còn thiết kế được tới 8 động cơ, có thể bay tự động, gắn định vị vệ tinh, đo độ cao.


Trong Câu lạc bộ còn có hai người thầy dạy đầu tiên của câu lạc bộ máy bay mô hình Hà Nội những năm đầu sau giải phóng 1954 là ông Khiêm và ông Văn. Ngoài ra còn có ông Phượng (78 tuổi), tham gia chơi mới được vài năm cùng câu lạc bộ. Người giáo viên về hưu này thích những chiếc phi cơ bay có động cơ lớn, nhanh và mạnh, đặc biệt là mô hình quân sự.


Ông Trân cho biết, sẽ chơi cho đến khi nào sức khỏe còn cho phép. Ông bảo, trong nhóm cũng đã có cụ gần 80 tuổi bị vợ "cấm bay" vì lo lắng cho sức khỏe.

Theo news.zing.vn